Điểm qua sự phát triển điện hạt nhân trên thế giới

Monday, 01/06/2015, 00:00

       Vào ngày 20/12/1951 lò phản ứng tái sinh thử nghiệm EBR-I tại Arco, bang Idaho nước Mỹ lần đầu tiên sản sinh ra điện bằng năng lượng hạt nhân đã làm sáng 4 bóng đèn. EBR-I không được thiết kế để sản xuất điện mà nhằm mục đích thử nghiệm xác nhận giá trị của lò phản ứng tái sinh. 

 

H.1: EBR-I (Mỹ) đầu tiên trên thế giới sản xuất điện bằng năng lượng hạt nhân

 

       Ngày 26/6/1964, nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên trên thế giới là APS-1 tại Obninsk, Nga với công suất điện 5 MW đã được hòa vào lưới điện cho sử dụng thương mại. Ngày 27/8/1956 nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên Calder Hall 1 tại Anh với công suất điện 50 MW cũng được hòa vào lưới điện quốc gia.

       Tính đến 21/1/2015 theo thống kê của IAEA trên toàn thế giới đã có 439 NMĐHN trong 31 quốc gia đang vận hành với tổng công suất điện được thiết lập là khoảng 377 GW; và 69  NMĐHN với tổng công suất được thiết lập 66 GW trong 16 quốc gia đang trong quá trình xây dựng.

       Từ năm 1951 đến cuối 2011, tổng sản lượng điện là 69.760 tỉ kWh. Đến cuối năm 2012 kinh nghiệm vận hành được tích lũy tổng cộng là 15.080 năm.

       Bảng 1 dưới đây là thống kê của IAEA tính đến 21/1/2015 về số lượng và công suất điện được thiết lập của các nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu đang vận hành và đang trong quá trình xây dựng

            Bảng 1:

Quốc gia 

NMĐHN đang vận hành  

NMĐHN đang xây dựng

Số lượng

Công suất điện thực, MW

Số lượng

Công suất điện thực, MW

Achentina

3

1.627

1

25

Acmeni

1

375

-

-

Belarus

-

-

2

2.218

Bỉ

7

5.927

-

-

Brazin

2

1.884

1

1.245

Bungari

2

1.906

-

-

Canada

19

13.500

-

-

Trung Quốc

24

20.056

25

24.756

Cộng hòa Séc

6

3.884

-

-

Phần Lan

4

2.752

1

1.600

Pháp

58

63.130

1

1.630

Đức

9

12.068

-

-

Hungari

4

1.889

-

-

Ấn Độ

21

5.308

6

3.907

Iran

1

915

-

-

Nhật Bản

48

42.388

2

1.325

Hàn Quốc

23

20.721

5

6.370

Mexico

2

1.330

-

-

Hà Lan

1

482

-

-

Pakistan

3

690

2

630

Rumani

2

1.300

-

-

Nga

34

24.654

9

7.371

Slovakia

4

1.815

2

880

Slovenia

1

688

-

-

Nam Phi

2

1.860

-

-

Tây Ban Nha

7

7.121

-

-

Thụy Điển

10

9.470

-

-

Thụy Sĩ

5

3.333

-

-

Đài Loan

6

5.032

2

2.600

Ukraina

15

13.107

2

1.900

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

-

-

3

4.035

Anh

16

9.243

-

-

Mỹ

99

98.476

5

5.633

Tổng cộng

439

376.931

69

66.125

 

       Theo thống kê đối với các NMĐHN đang vận hành, nước Mỹ đứng đầu trên thế giới, tiếp theo là Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...Trong khi đó, Trung Quốc đứng đầu trên thế giới về số lượng NMĐHN đang xây dựng với 25 nhà máy, xếp thứ hai là Nga với 9 nhà máy, Ấn Độ với 6 nhà máy, Mỹ và Hàn Quốc cùng đứng thứ 4 đang xây dựng thêm 5 nhà máy.    

       Loại công nghệ đang được sử dụng chiếm chủ yếu trong các NMĐHN của toàn cấu là lò áp lực (PWR). Lò áp lực chiếm 63% về số lượng và 68% về công suất điện. Sau đó là lò nước sôi (BWR) chiếm 18% về số lượng và 20% về công suất điện. Bảng 2 dưới đây liệt kê các loại công nghệ lò phản ứng đang được sử dụng trên thế giới.

       Điện hạt nhân đóng góp quan trọng vào tổng sản lượng điện trong từng quốc gia. Đứng đầu là Pháp, điện hạt nhân chiếm hơn 70%, thứ hai là Bỉ, Slovakia và Hungary với điện hạt nhân chiếm trên 50%. Mỹ tuy đứng đầu thế giới về số lượng NMĐHN nhưng điện hạt nhân chỉ đóng góp gần 20% cho sản lượng điện quốc gia, đứng thứ 16 trong số 31 quốc gia. Biểu đồ thống kê tỉ lệ đóng góp điện hạt nhân của 31 nước vào sản lượng điện quốc gia được thể hiện trong H.2 dưới đây. 

         Bảng 2:

Loại lò phản ứng

Vận hành

Số lượng

Công suất điện MW

PWR

Lò áp lực - Lò phản ứng dùng  nước  nhẹ có áp làm chất tải nhiệt và chất làm chậm

278

258.142

BWR

Lò nước sôi- lò phản ứng dùng nước sôi làm chất tải nhiệt và chất làm chậm

80

75.353

PHWR

Lò nước nặng áp lực – lò phản ứng dùng nước nặng có áp làm chất tải nhiệt và chất làm chậm

49

24.592

GCR

Lò phản ứng dùng khí làm chất tải nhiệt và graphit làm chất làm chậm

15

8.045

LWGR

Lò phản ứng dùng nước nhẹ làm chất tải nhiệt và graphit làm chất làm chậm 

15

10.219

FBR

Lò tái sinh nhanh

2

580

Tổng cộng

439

376,931

 

 

H. 2: Tỉ lệ điện hạt nhân của các quốc gia   

 

H. 3: Biểu đồ số lượng lò với thời gian vận hành

 

       Tuổi/thời gian vận hành của các lò phản ứng trên thế giới (trong tổng số 439) cao nhất là 46 năm, trong đó số lượng lò có thời gian vận hành 30, 31 năm chiếm nhiều nhất (H.3).

       

 

Trần Thu Hà

Nguồn: “Nuclear Power Plants, world wide”, “Nuclear Power Plants, world wide, reactor type” trên internet

 

Lượt xem: 5946
 
009bet