Thursday, 17/09/2020, 14:33
Trong bất kì phép đo thực nghiệm nào, việc đánh giá độ không đảm bảo đo cần được thực hiện. Bởi nếu không có độ không đảm bảo đo, kết quả của phép đo sẽ không thể so sánh được với nhau, cũng như không thể so sánh được với giá trị tham chiếu dẫn tới kết quả đo không đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc đánh giá độ không đảm bảo đo một cách chính xác là rất khó khăn do điều kiện của phòng thí nghiệm hoặc tính phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo. Một số tổ chức quốc tế lớn như BIPM, ILAC, IUPAC, IUPA, OIML đã tham gia soạn thảo tài liệu hướng dẫn để giúp cho việc đánh giá độ không đảm bảo đo được thống nhất, khoa học và chính xác.
Friday, 22/06/2018, 09:47
Việc xác định thành phần đóng góp của bức xạ gamma trong trường chuẩn liều nơtron của nguồn 241Am-Be được chúng tôi thực hiện trên 02 phương diện: phổ biên độ xung và tương đương liều môi trường. Sau khi đo được phổ biên độ xung bằng hệ phổ kế gamma với đầu dò nhấp nháy NaI(Tl), nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp biến đổi phổ này thành tương đương liều gamma môi trường thông qua hàm chuyển đổi G(E). Phương pháp hàm G(E) đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Thursday, 01/11/2018, 14:19
Để đảm bảo an toàn cho nhân viên bức xạ (NVBX) làm việc trong môi trường bức xạ, liều chiếu đối với NVBX cần được kiểm soát thường xuyên sử dụng liều kế cá nhân. Liều kế cá nhân đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là loại liều kế nhiệt phát quang (TLD- Thermoluminescent Dosimeter) sử dụng các vật liệu như LiF, CaSO4 . Liều kế TLD có ưu điểm là vật liệu chế tạo rất đa dạng, thiết kế nhỏ gọn, dải liều rộng, độ nhạy và độ chính xác cao, ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường, kỹ thuật đo đơn giản, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành rẻ.
Monday, 18/03/2013, 11:09
Hệ thống quan trắc quốc tế (IMS) của Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) là mạng lưới các thiết bị quan trắc để tìm kiếm, phát hiện và cung cấp bằng chứng về vụ nổ hạt nhân có thể xẩy ra nhằm khẳng định sự tuân thủ Hiêp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT). Hệ thống này gồm 321 trạm quan trắc được phân bố khắp các nơi trên trái đất, cả ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Vụ nổ hạt nhân sẽ giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ, và tùy vào môi trường thử nghiệm, năng lượng này sẽ truyền đi như là sóng địa chấn trong lòng đất, hay sóng thủy âm trong lòng đại dương hay sóng hạ âm trong khí quyển. Hạt nhân phóng xạ được tạo ra trong vụ nổ hạt nhân sẽ vào khí quyển. Nhiệm vụ của các trạm quan trắc là xác định các hiệu ứng này. Tổ chức CTBTO đã sử dụng các kỹ thuật: Địa chấn để xác định địa điểm nổ dưới lòng đất; Thủy âm để xác định vụ nổ trong lòng đại dương; Hạ âm để các định vụ nổ trong khí quyển; Kỹ thuật hạt nhân để phát hiện hạt nhân phóng xạ, khẳng định bản chất sự kiện có phải là vụ nổ hạt nhân hay không.