Thursday, 30/06/2022, 17:01
Tạp chí Physical Review C vừa cho đăng tải công trình nghiên cứu về cấu trúc của 47,49Cl thông qua ghi nhận năng phổ kích thích của chúng. Công trình này là thành quả hợp tác nghiên cứu giữa nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (KH&KTHN) và các nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ nhiều quốc gia trong khuôn khổ dự án "Shell Evolution And Search for Two-plus energies At RIBF" (SEASTAR), tại viện Nghiên cứu Hoá lý RIKEN, Nhật Bản.
Tuesday, 28/04/2020, 11:18
Khái niệm trường trung bình hạt nhân (nuclear mean field - NMF) đã được Hans Bethe đề xuất lần đầu tiên cách đây gần 80 năm dùng để mô tả thế năng đơn hạt (single particle potential) của một nucleon chuyển động trong trường thế sinh bởi tương tác mạnh giữa nucleon đó với các nucleon còn lại liên kết trong hạt nhân. Với thế NMF được tính toán vi mô từ tương tác nucleon-nucleon (NN) theo các phương pháp lý thuyết nhiều hạt, chúng ta có thể mô tả được phương trình trạng thái (equation of state - EOS) của chất hạt nhân (CHN), cấu trúc hạt nhân, cũng như tán xạ nucleon - hạt nhân.
Tuesday, 15/11/2022, 09:19
Bằng chứng thực nghiệm trực tiếp chứng minh tính hai-lần số “Magic” của 78Ni đã được công bố trên tạp chí Nature ngày 2/5/2019, với sự đóng góp của các đồng nghiệp đến từ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM).
Friday, 19/04/2019, 09:41
Cấu trúc của hạt nhân 76Ni được nghiên cứu thông qua phản ứng (p,2p) sử dụng detector Na(Tl) dạng mảng ghi nhận các tia gamma tức thời. Chúng tôi đã ghi nhận được một chuyển dịch gamma mới với năng lượng 2227 keV về trạng thái 4+1, cùng với hai chuyển dịch đã biết 2441 và 2838 keV về trạng thái 2+1.
Wednesday, 02/05/2018, 11:07
Phản ứng tán xạ phi đàn hồi trên bia p tại năng lượng cao (>200 MeV/nucleon) trong động học ngược được nghiên cứu sử dụng chùm ion phóng xạ cường độ lớn tạo ra trên thiết bị gia tốc tại RIKEN, Nhật Bản. Chúng tôi đã xác định được năng lượng và tiết diện tạo thành các trạng thái 2+1 và 4+1 của các hạt nhân 72,74Ni, 76,80Zn, phù hợp với các giá trị được công bố trước đó. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm cho thấy kích thích nơtron chiếm ưu thế trong các đồng vị Ni, chứng tỏ sự bền vững của lớp vỏ proton Z=28.
Monday, 03/07/2017, 08:40
Trong khuôn khổ dự án SEASTAR [*], nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo phổ kích thích của các đồng vị Krypton, trong đó lần đầu tiên số liệu thực nghiệm được mở rộng đến 98,100Kr. Dựa vào kết quả đo, chúng tôi thấy rằng xu hướng “tiến hóa” về cấu trúc phụ thuộc vào N của các đồng vị Krypton khác biệt so với xu hướng của Zirconium và Stronti trong vùng lân cận N >60
Monday, 15/05/2017, 14:28
Trạng thái kích thích của các hạt nhân 88,90,92,94 Se được nghiên cứu bằng thực nghiệm, trong đó với 90,92,94 Se đây là lần đầu tiên. Chúng tôi quan sát thấy 18 năng lượng chuyển tiếp gamma với 13 năng lượng mới.