
Tuesday, 09/08/2016, 15:25
SMART, tên viết tắt của hệ thống lò tiên tiến mô đun trọn vẹn, là một lò nước nén đầy đủ với công suất nhiệt tối đa 330 MWt do Viện nghiên cứu năng lượng Hàn Quốc (KAERI) thiết kế cho mục đích khử muối nước biển (40.000 m3/ngày) và sản xuất điện mức độ nhỏ (90 MWe). Bản phê chuẩn thiết kế chuẩn (SDA) cho SMART đã có hiệu lực từ 4/6/2012.

Thursday, 04/08/2016, 16:08
Thiết kế SMR Westinghouse kết hợp nhiều tính năng để giảm thiểu ảnh hưởng của các tai nạn hạt nhân giả định. Kích thước nhỏ gọn của lò và mật độ công suất thấp hạn chế tiềm năng hậu quả của một tai nạn xảy ra tại một nhà máy lớn. Thiết kế trọn vẹn loại trừ được nhiều ống tải nhiệt làm giảm đáng kể sự kiện LOCA. Thùng lò có kết cấu nhỏ gọn chịu được áp suất lớn và thường vận hành trong môi trường chân không không hoàn toàn. Điều này làm cho việc khử nhiệt dễ dàng trong quá trình sự kiện LOCA xảy ra. Thùng lò được đặt chìm trong nước nhằm khử nhiệt và cũng cung cấp thêm một chức năng lọc các nuclit.

Wednesday, 20/07/2016, 15:27
Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở: “Nghiên cứu xây dựng phần mềm giao diện kết hợp giữa MCNP5 và COBRA-En cho kênh nhiên liệu lò VVER-1000” do KS. Tạ Duy Long làm chủ nhiệm, được giao thực hiện từ tháng 1/2015 đến 12/2015 với tổng kinh phí là 45 triệu đồng. Đề tài được đặt ra với mục tiêu chính là xây dựng thành công phần mềm giao diện tính toán MCNP5 và COBRA – EN cho kênh nhiên liệu lò phản ứng VVER-1000

Friday, 24/06/2016, 09:33
Ban Năng lượng hạt nhân của IAEA đã đưa ra một số sáng kiến để hỗ trợ cho sự phát triển và triển khai loại hình SMR do nhận thức được tiềm năng của chúng là một lựa chọn để thúc đẩy an ninh cung cấp năng lượng cho các quốc gia đã và đang phát triển. Động lực để phát triển thiết kế SMR là do những ưu thế của loại hình thiết kế này, gồm: đáp ứng nhu cầu phát điện linh hoạt cho dải rộng người sử dụng và các ứng dụng; thay thế các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã già cỗi; tăng cường sự thực hiện an toàn nhờ các đặc tính an toàn thụ động và nội tại; đề ra khả năng cung cấp điều kiện kinh tế tốt hơn

Thursday, 09/06/2016, 14:20
Tại Việt Nam, dự án điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận dự kiến sẽ lựa chọn công nghệ lò VVER để xây dựng. Đây là công nghệ lò phản ứng nước áp lực của Nga được phát triển từ những năm đầu thập niên 70 và đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và tính toán vật lý lò VVER là rất cần thiết để phục vụ cho chương trình phát triển điện hạt nhân của nước nhà.

Wednesday, 01/06/2016, 14:28
Theo báo cáo năm 2015 của Công ty TNHH Phát triển qui trình năng lượng (EPD), từ năm 2002 quá trình tuyển chọn thế hệ thứ IV công nghệ hạt nhân bắt đầu với sự thay đổi lớn về ý tưởng thiết kế. Dưới đây là khái quát một số cân nhắc cho một thế hệ mới (thế hệ IV – Ge4) của công nghệ năng lượng hạt nhân. Các thiết kế này có xu hướng làm tăng hiệu quả, tăng tính an toàn và độ tin cậy, hơn nữa,còn mở ra cơ hội hướng đến lợi ích thương mại khác như sản xuất hydro.

Thursday, 10/12/2015, 10:51
Cơ quan Thông tin năng lượng của Mỹ dự báo đến năm 2040 nước Mỹ sẽ cần bổ sung công suất phát điện 340 GW. Trên toàn cầu nhu cầu về điện được dự đoán tăng hơn 3000 GW vào cùng thời kỳ đó.

Friday, 04/09/2015, 12:00
Tháng 10 năm 2010 Việt Nam đã ký kết hiệp định hợp tác liên Chính phủ với LB Nga về việc xây dựng dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 và tháng 1 năm 2011 thỏa thuận về việc xây dựng dự án NMĐHN Ninh Thuận 2 với Nhật Bản cũng đã được ký kết.

Friday, 10/07/2015, 09:49
Nhiệm vụ cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu chuyên sâu và tổ chức các hình thức đào tạo cán bộ...

Monday, 01/06/2015, 15:37
Vào ngày 20/12/1951 lò phản ứng tái sinh thử nghiệm EBR-I tại Arco, bang Idaho nước Mỹ lần đầu tiên sản sinh ra điện bằng năng lượng hạt nhân đã làm sáng 4 bóng đèn...