Vật lý hạt nhân
Khái niệm trường trung bình hạt nhân (nuclear mean field - NMF) đã được Hans Bethe đề xuất lần đầu tiên cách đây gần 80 năm dùng để mô tả thế năng đơn hạt (single particle potential) của một nucleon chuyển động trong trường thế sinh bởi tương tác mạnh giữa nucleon đó với các nucleon còn lại liên kết trong hạt nhân. Với thế NMF được tính toán vi mô từ tương tác nucleon-nucleon (NN) theo các phương pháp lý thuyết nhiều hạt, chúng ta có thể mô tả được phương trình trạng thái (equation of state - EOS) của chất hạt nhân (CHN), cấu trúc hạt nhân, cũng như tán xạ nucleon - hạt nhân.
- Tính hai-lần số Magic của hạt nhân 78Ni
- Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân 76Ni
- Nghiên cứu các hạt nhân giàu nơtron 72,74Ni và 76,80Zn thông qua tán xạ phi đàn hồi trên bia proton
- Tiến hóa cấu trúc của đồng vị giàu nơtrôn Krypton – lần đầu tiên ghi nhận phổ kích thích của 98,100 Kr
- Nghiên cứu mới với các hạt nhân Selen 88,90,92,94 Se
Quan trắc phóng xạ và Đánh giá tác động môi trường
Xenon là một nguyên tố hóa học - một loại khí hiếm (trơ) không màu, không mùi nhưng rất nặng, vừa có nguồn gốc tự nhiên lại vừa có nguồn gốc nhân tạo. Hàm lượng Xe bền là không đổi trong khí quyển và bằng 0.087ppm. Thực tế có đến 41 đồng vị khác nhau của Xe với số khối lượng từ 108 đến 148.
- Công nghệ thủy âm sử dụng trong Hệ thống quan trắc quốc tế của CTBTO
- Công nghệ địa chấn sử dụng trong Hệ thống quan trắc quốc tế của CTBTO
- Công nghệ âm thanh sử dụng trong Hệ thống quan trắc quốc tế của Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện
- Giới thiệu Hệ thống quan trắc quốc tế của Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện
- Công nghệ hạt nhân phóng xạ sử dụng trong mạng quan trắc của Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO)
- Quan trắc phóng xạ và đánh giá tác động môi trường
An toàn bức xạ
Trong bất kì phép đo thực nghiệm nào, việc đánh giá độ không đảm bảo đo cần được thực hiện. Bởi nếu không có độ không đảm bảo đo, kết quả của phép đo sẽ không thể so sánh được với nhau, cũng như không thể so sánh được với giá trị tham chiếu dẫn tới kết quả đo không đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc đánh giá độ không đảm bảo đo một cách chính xác là rất khó khăn do điều kiện của phòng thí nghiệm hoặc tính phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo. Một số tổ chức quốc tế lớn như BIPM, ILAC, IUPAC, IUPA, OIML đã tham gia soạn thảo tài liệu hướng dẫn để giúp cho việc đánh giá độ không đảm bảo đo được thống nhất, khoa học và chính xác.
Năng lượng hạt nhân

Các nghiên cứu đánh giá tác động của các sản phẩm phân hạch phát ra từ nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) khi xảy ra sự cố trở nên rất được quan tâm sau vụ tai nạn TMI (Three Mile Island). Các chất phóng xạ có thể được phát tán ra môi trường thông qua sự rò rỉ của nhà lò phản ứng do có sự hỏng hóc hoặc bỏ qua sự ngăn chặn trong nhà lò phản ứng. Trong môi trường nhà lò phản ứng, chúng trải qua các quá trình vật lý và hóa hóa chi phối hành vi và nồng độ của chúng, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nồng độ phóng xạ phát thải ra ngoài môi trường. Chính vì vậy, chương trình IRIS (Iodine Retention In Solution) đã được chúng tôi xây dựng và phát triển dựa trên chương trình tính toán SPARC và BUSCA hiện có, nhằm cải thiện và giảm thiểu sự bất định về các hiện tượng cụ thể liên quan đến hóa lý của iốt phóng xạ đối với một tai nạn nghiêm trọng trong NMĐHN.
- Nga hạ thủy nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov
- Các đặc trưng an toàn trong thiết kế lò mô đun SMART Hàn Quốc
- Hệ thống an toàn thụ động trong thiết kế SMR của Westinghouse
- Ưu thế của lò phản ứng mô đun nhỏ và sự phát triển trên thế giới
- Khái quát công nghệ hạt nhân thế hệ IV trong tương lai
- Công nghệ điện hạt nhân mới - kinh tế, nhỏ gọn, đơn giản và an toàn tại Mỹ
- Điểm qua sự phát triển điện hạt nhân trên thế giới
- Lò VVER-1200 với các giải pháp an toàn tin cậy
- Tổng quan thiết kế nhà máy điện hạt nhân lò VVER-1200
- Lò phản ứng VVER-1000: Thiết kế đơn giản, an toàn và đổi mới công nghệ
Kỹ thuật hạt nhân
Chất lượng than được thể hiện qua các thông số về độ tro, nhiệt trị, tổng ẩm, độ bốc,.... Độ tro chính là các chất ở dạng khoáng chất trong nhiên liệu khi cháy trở thành tro. Sự có mặt của độ tro sẽ làm giảm các thành phần cháy của nhiên liệu. Đối với ngành than, độ tro than là một trong các thông số quan trọng nhất cần phải biết và kiểm soát trong quá trình từ khi thăm dò, khai thác, chế biến và cung cấp than cho khách hàng.
- Nghiên cứu phát triển liều kế màng mỏng PVA nhuộm màu ứng dụng trong đo liều bức xạ gamma và nơtron
- Quan trắc Trititum (3H) trong nước mưa giai đoạn 2011 - 2016
- Ứng dụng vi xử lý ARM chế tạo thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường
- Máy đo phóng xạ điện tử hiện số
- Phổ kế Gamma xách tay
- Thiết bị phân tích độ tro than bằng kỹ thuật PGNAA
- Thiết bị điện tử hạt nhân
- Hệ thống đo độ tập trung tuyến giáp
- Kỹ thuật hạt nhân trong các ngành kinh tế-xã hội
- Kỹ thuật máy gia tốc