Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích một số tác nhân trong bụi khí có khả năng gây bệnh đường hô hấp”

Monday, 16/06/2014, 00:00

        Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích một số tác nhân trong bụi khí có khả năng gây bệnh đường hô hấp” do thạc sĩ Võ Thị Anh làm chủ nhiệm được thực hiện trong thời gian 24 tháng (8/2010-8/2012) với tổng kinh phí được cấp 600 triệu đồng.

       Với  mẫu bụi khí thu gom trên phin lọc Nuclere polycarbonate tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy số lượng bụi và hàm lượng cac bon đen của bụi PM2,5 luôn cao hơn bụi PN2,5-10. Các nguyên tố hóa học Al, Si, S, K, Ca, Ti, Mn, Fe, Cu, Zn và Zr, các anion F-, Cl-, Br-, NO3-, PO43-, SO42- và cation như Na+, NH4+, K+, Mg2+, Ca2+ được phát hiện trong mẫu, hàm lượng có sự khác nhau ở cả 2 loại bụi PM. Các hợp chất hữu cơ thuộc nhóm BTEX (benzene; toluene; ethyl benzene; m,p xylem; 0,xylem) đều được phát hiện trong các mẫu thu được. Hàm lượng bezen trong tháng 11,12 năm 2011 và tháng 1,2 năm 2012 vượt tiêu chuẩn cho phép, tháng có hàm lượng cao nhất là 27,615µg/m3 và thấp nhất là 8,443 µg/m3. Vi sinh trong mẫu bụi xác định được đều thuộc các chi Pseudomonas, Staphylococcus và Aspergillus. Vi khuẩn gram âm trong mẫu dao động từ 2% đến 15%. Các nghiên cứu cũng cho thấy vi khuẩn, benzene, toluene, lưu huỳnh, silic là những tác nhân ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân điều trị bệnh hô hấp hàng tháng tại Bệnh viện E, Hà Nội.

 

Tiêu bản nhuộm dung dịch thu mẫu sau khi được ủ 48h ở nhiệt độ 32oC Vi khuẩn màu tím xanh gram (+)  có mầu xanh, vi khuẩn gram (-) có mầu đỏ 

 

Nấm mốc Penicillium, Aspergillus trong mẫu bụi khí (môi trường thạch TSA)

 

Mẫu bụi 29/4/2011, xác định tế bào bằng phương pháp KOH%. Dung dịch nhớt khi màng ngoài tế bào bị phá vỡ 

 

       Kết quả nghiên cứu này là một đóng góp khoa học, giúp các nhà quản lý cũng như cơ quan y tế có thêm cơ sở để đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu những tác động xấu của không khí xung quanh đến sức khỏe con người.

 

Nguồn tin từ Phòng Kế hoạch và hợp tác quốc tế

Lượt xem: 13782

Các tin khác