Kết quả thực hiện ĐTCS năm 2013 "“Tính toán hệ số nhân nơtron hiệu dụng của vùng hoạt lò phản ứng VVER-1000 bằng chương trình SRAC”"

Thursday, 18/09/2014, 00:00

       Đề tài nghiên cứu KHCN cấp cơ sở năm 2013:“Tính toán hệ số nhân nơtron hiệu dụng của vùng hoạt lò phản ứng VVER-1000 bằng chương trình SRAC” do CN. Trần Vĩnh Thành làm chủ nhiệm với tổng kinh phí được phê duyệt là 50 triệu đồng, đề tài được giao thực hiện trong vòng 12 tháng từ 1/2013 đến 12/2013.

       Mục tiêu của đề tài là định hướng cho các cán bộ trẻ phương pháp nghiên cứu, mô hình hóa bài toán vật lý cho thanh nhiên liệu, bó nhiên liệu và vùng hoạt của lò phản ứng VVER-1000 bằng bộ chương trình SRAC. Đề tài đã triển khai thực hiện các nội dung chính như sau:

       - Mô hình hóa các thông số vật lý kỹ thuật của thanh nhiên liệu, bó thanh nhiên liệu và vùng hoạt của lò phản ứng VVER-1000

       - Mô hình và thực hiện các tính toán vật lý cho thanh nhiên liệu của lò phản ứng VVER-1000

       - Mô hình và thực hiện các tính toán vật lý cho bó nhiên liệu của lò phản ứng VVER-1000

       - Tính toán vật lý cho vùng hoạt lò phản ứng VVER-1000

       Nhóm tác giả đã thực hiện các tính toán đối với thanh nhiên liệu, bó nhiên liệu và toàn vùng hoạt lò phản ứng VVER-1000 có 30% nhiên liệu MOX. Hệ số nhân của toàn vùng hoạt trong trạng thái vận hành bình thường là 1.039; trong trạng thái dừng là 1.052. Đỉnh phân bố công suất trong các trạng thái này là 1.39 tại các bó nhiên liệu UOX độ sâu cháy 15 MWd/KgHM tại lớp thứ 3 tính từ vành phản xạ. Các bó nhiên liệu UOX có độ sâu cháy 40MWd/kgHM có phân bố công suất nhỏ nhất, giá trị này là 0.35. Sai số từ các kết quả của bộ chương trình SRAC với các bộ chương trình MCNP, MCU và RADAR là rất nhỏ. Điều này cho thấy các kết quả từ SRAC có được từ nhóm tác giả là tin cậy và có thể phát triển các tính toán đánh giá sâu hơn. Nhóm đề tài cũng đã có 01 báo cáo tham gia hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ X (6/2013).

 

Nguồn tin: Phòng KH&HTQT cung cấp

Lượt xem: 6234

Các tin khác