Trung Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân - một nguồn năng lượng thay thế và có tiềm năng xuất khẩu

Tuesday, 09/04/2013, 10:24

     Ngày 17/02/2013 vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) mới đầu tiên kể từ sau khi xảy ra tai nạn hạt nhân Fukushima, Nhật Bản ngày 11/3/2011, một tai nạn đã làm dấy lên khắp thế giới vấn đề an toàn của năng lượng hạt nhân.

Hình 1: Vị trí các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc

     Theo báo cáo của United Press International, NMĐHN Hongyanhe  gồm 4 lò phản ứng  nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, cách cảng Đại liên 68 dặm là pha một của dự án nhiều tỷ đô la. Dự án được bắt đầu từ năm 2007,  dự kiến kết thúc vào cuối năm 2015 và có chi phí khoảng 7,96 tỷ USD. Khi đi vào hoạt động, 4 lò phản ứng thuộc pha một của dự án có khả năng cung cấp 30 tỷ KWh điện mỗi năm. Pha hai, khi có thêm 2 lò phản ứng nữa, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016 sẽ cung cấp bổ sung 14 tỷ KWh.

     Hiện nay gần như toàn bộ đất đước Trung Quốc vẫn xem than như là nguồn năng lượng chính của họ. Trong giai đoạn 2004-2008, nhiên liệu hóa thạch chứa nhiều cacbon như là than, dầu thô và khí tự nhiên cung cấp gần 90% năng lượng của Trung Quốc. Thủy điện, gió và năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 10 % còn lại, trong đó năng lượng hạt nhân chiếm 5%.

     Phát triển NLHN là hướng ưu tiên lớn trong chương trình nghị sự của Chính phủ Trung Quốc. NLHN không chỉ là nguồn năng lượng thay thế mà còn là ngành công nghiệp có tiềm năng xuất khẩu.

     Để có thể đạt được mục tiêu cắt giảm 17% lượng khí thải cacbon vào năm 2015,  Trung Quốc buộc phải phát triển nguồn năng lượng thay thế. Theo kế hoạch 5 năm kết thúc vào năm 2015, Trung Quốc dự định dẩy mạnh việc sử dụng các nhiên liệu phi hóa thạch lên khoảng 15 % tổng các nguồn năng lượng của đất nước vào năm 2020.

     Trung Quốc cũng có kế hoạch to lớn đối với thị trường xuất khẩu lò phản ứng. Theo báo cáo của Reuters, năm 2000 lần đầu tiên trung Quốc đã xuất khẩu lò phản ứng 300 MW sang Pakistan. Đến năm 2011  lò thứ hai cũng đã được bán và bắt đầu vận hành thương mại. Trung Quốc đang có kế hoạch xuất khẩu thêm 2 lò nữa. Hiện trung Quốc đang xây dựng kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng  khắp thế giới, trước hết là Nam Phi, Arập Xeut và Argentina.

     “Trung Quốc đang có chương trình phát triển hạt nhân mạnh mẽ khắp thế giới và tiếp tục thể hiện cho thế giới thấy rằng họ có thể xây dựng NMĐHN một cách hiệu quả và và bảo đảm tiến độ”, ông Donald Hoffma, chủ tịch Excel Services Corp. , một công ty của Hoa kỳ chuyên cung cấp các dịch vụ cho ngành công nghiệp hạt nhân đã nói như vây.

     Hiện tại Hoa kỳ là nước sử dụng năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới. Kế hoạch tương lai của Trung Quốc sẽ vượt Hoa kỳ về sử dụng năng lượng hạt nhân vào năm 2030.

Hình 2: So sánh việc sử dụng năng lượng hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

     Khi mà nỗi sợ hãi của người dân Trung Quốc đối với bức xạ vẫn hiện hữu, Trung Quốc có thể tiến gần hơn đến việc phát triển năng lượng hạt nhân “sạch”. Trung Quốc đang tiếp tục phát triển năng lượng hạt nhân từ thorium, thay thế cho uranium sử dụng trong các lò năng lượng. Theo tờ Telegraph, thorium của Trung quốc được đánh giá đủ để đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước trong vòng 20.000 năm. Lợi ích chủ yếu của thorium là nó sản sinh chất thải độc hại ít hơn nhiều và không gây ra những vấn đề như đã xảy ra  đối với NMĐHN Fukushima. 

Theo “International Business Times

Lượt xem: 2879