Sử dụng dữ liệu IMS cho nghiên cứu khí hậu

Tuesday, 12/04/2016, 00:00

       Trong quá trình theo dõi dấu hiệu của các vụ nổ hạt nhân vi phạm Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), các trạm trong hệ thống giám sát quốc tế (IMS) của tổ chức hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) nhận được nhiều tín hiệu từ các sự kiện tự nhiên. Những dữ liệu này được coi là duy nhất và là một kho tàng kiến thức với một loạt các ứng dụng cho dân sự và khoa học.

 

Các trạm của hệ thống giám sát quốc tế (IMS)

       Các trạm của IMS thu nhận bốn loại dữ liệu: Địa chấn, thủy âm, hạ âm, và hạt nhân phóng xạ. Mạng lưới giám sát IMS đã hoàn thành khoảng 90%, với gần 300 trạm đã được lắp đặt và đi vào hoạt động.

       Các nhà khoa học và các tổ chức trong 183 nước thành viên của CTBTO cũng có thể sử dụng các dữ liệu cho cảnh báo thiên tai và các nghiên cứu khoa học trong đó có lĩnh vực biến đổi khí hậu. Dữ liệu cũng có thể được truy cập thông qua các Trung tâm Khai thác dữ liệu. Sau sự kiện sóng thần tàn phá ở Ấn Độ Dương năm 2004, các nước thành viên đã quyết định cung cấp dữ liệu của IMS tới các trung tâm cảnh báo sóng thần.

       Thư ký điều hành CTBTO Lassina Zerbo phát biểu “Trong quá trình quan trắc trên toàn cầu các dấu hiệu của vụ nổ hạt nhân, mạng lưới giám sát của chúng tôi tạo ra một lượng lớn các dữ liệu giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hành tinh của chúng ta, và được áp dụng trong một loạt các lĩnh vực, từ khoa học khí quyển và khí hậu , để ghi lại những trận động đất và theo dõi các động vật biển.”

       Hệ thống có khả năng theo dõi sự biến động khí quyển, núi lửa phun trào, bão hoặc các biến động quy trên mô lớn, cung cấp phương pháp để cải thiện dự báo thời tiết và bằng cách sử dụng dữ liệu tích lũy gần hai thập kỷ để theo dõi biến đổi khí hậu.

       Các nhà khoa học đã công bố những phát hiện của họ về việc sử dụng dữ liệu IMS cho các ứng dụng giám sát khí hậu, bao gồm:

      - Tín hiệu để nhận biết sự hình thành những cơn bão;

      - Theo dõi băng trôi từ dữ liệu âm thanh của hệ thống giám sát quốc tế;

      - Theo dõi sóng hạ âm toàn cầu từ tỷ lệ nghịch của sự tương tác của sóng đại dương;

      - Đặc điểm khí tượng ở các vùng khác nhau của Nepal.

       Sau đây là tổng quan tiềm năng sử dụng dữ liệu IMS để theo dõi biến đổi khí hậu:

Hạ âm
Hạt nhân phóng xạ
Âm thanh
Địa chấn
Tín hiệu được tạo ra bởi tảng băng và chuyển động của các dòng sông băng
 
Nâng cao hiểu biết sự vận chuyển của các chất ô nhiễm thông qua theo dõi việc vận chuyển các khối không khí hoặc mô hình vận chuyển khí quyển
Nghiên cứu về tạo băng và băng tan như các chỉ số về sự nóng lên của nước biển
Phục vụ như là một nguồn bổ sung cho nghiên cứu sự tan của sông băng, có thể ảnh hưởng đến tín hiệu địa chấn
Microbaroms (sóng âm thanh tần số rất thấp tạo ra khi biển động), cơn bão và lốc xoáy để đánh giá việc tăng cường các hoạt động bão
Theo dõi sự trao đổi ở tầng đối lưu và xác nhận các mô hình khí hậu toàn cầu bằng cách sử dụng hạt nhân phóng xạ là chất đánh dấu
Cải thiện dự báo thời tiết thông qua nhiệt độ của đại dương
Nghiên cứu về sự khác biệt trong thời gian sóng di chuyển (trở kháng âm biến thể thời gian) trong khí quyển bằng cách sử dụng các trạm địa chấn và hạ âm
Tín hiệu được tạo ra bởi lở đất và lở tuyết như các chỉ số về biến đổi khí hậu
Theo dõi biến động theo mùa và hàng năm của hạt nhân phóng xạ cụ thể mà có thể được kết nối với các biến khí hậu
Hỗ trợ nghiên cứu về các quá trình biển và sinh vật biển, như quần thể cá voi và các sinh vật di cư có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Đo nhiệt độ nước bằng phương tiện thủy âm
 
 
 
Trung tâm dữ liệu quốc gia cho Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện,

Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân

Lượt xem: 2198