Hoàn thiện nửa thứ 2 của hệ thống che chắn mới ở địa điểm xảy ra tai nạn Chernobyl

Monday, 24/06/2013, 05:59
Hoàn thiện nửa thứ 2 của hệ thống che chắn mới ở địa điểm xảy ra tai nạn Chernobyl
Một vòm thép nặng 3800 tấn đang được lắp ráp ở địa điểm xảy ra sự cố Chernobyl, Ukraine, đây là một cột mốc quan trọng trong dự án xây dựng mới hệ thống che chắn (NSC) nhằm giam giữ phóng xạ sau sự cố xảy ra vào năm 1986.

Hệ điều khiển chất lỏng dự phòng

Wednesday, 19/06/2013, 10:37
Hệ điều khiển chất lỏng dự phòng
Hệ điều khiển chất lỏng dự phòng (standby liquid control - SLC) (H.1) có cùng mục đích như thanh điều khiển trong hệ thống bảo vệ lò phản ứng (RPS) là dập lò trong điều kiện sự cố hoặc khẩn cấp. Chức năng của hệ SLC là phun vào lò phản ứng một loại dung dịch có khả năng hấp thụ nơtron (còn gọi là chất độc) nhằm chấm dứt sự hoạt động của lò trong trường hợp không có thanh điều khiển chèn vào vùng hoạt, duy trì lò ở đều kiện dưới tới hạn. Hệ SLC thường được sử dụng trong trường hợp sự cố xảy ra xấu nhất được gọi là sự kiện ATWS (Anticipated Transient Without Scram).

Hệ làm lạnh vùng hoạt khẩn cấp trong lò phản ứng

Wednesday, 19/06/2013, 10:12
Hệ làm lạnh vùng hoạt khẩn cấp trong lò phản ứng
Hệ làm lạnh vùng hoạt khẩn cấp (emergency core cooling system- ECCS) có chức năng làm lạnh vùng hoạt trong điều kiện sự cố mất chất tải nhiệt (LOCA) nhằm hạn chế sự phá hủy vỏ thanh nhiên liệu dẫn tới hạn chế sự thải các chất phóng xạ vào môi trường. Hầu hết trong các nhà máy điện hạt nhân, các ECCS gồm chủ yếu hai hệ cao áp và hai hệ thấp áp. Hai hệ cao áp là hệ phun chất tải nhiệt cao áp (high pressure coolant injection-HPCI) và hệ giảm áp tự động (automatic depressurization system-AD). Hai hệ thấp áp là hệ khử nhiệt dư (residual heat removal-RHR) bằng phương thức/kiểu phun chất tải nhiệt hạ áp (low pressure coolant injection–LPCI) và hệ phun vùng hoạt (core spray-CS).

Thanh điều khiển trong hệ thống bảo vệ lò phản ứng

Wednesday, 19/06/2013, 10:05
Thanh điều khiển trong hệ thống bảo vệ lò phản ứng
Thanh điều khiển (H.1) là một yếu tố cấu thành nên hệ thiết bị bảo vệ lò phản ứng (RPS) trong hệ thống an toàn hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân. Dưới đây sẽ trình bày các đặc trưng chủ yếu về thanh điều khiển.

Các hệ thống an toàn trong lò phản ứng hạt nhân

Wednesday, 19/06/2013, 10:01
Các hệ thống an toàn trong lò phản ứng hạt nhân
Theo Ủy ban Pháp qui hạt nhân (NRC) của Hoa Kỳ, các hệ thống an toàn cho lò phản ứng hạt nhân trong một nhà máy điện hạt nhân (H.1) nhằm ba mục tiêu chính là: trong các trường hợp khẩn cấp và sự cố thực hiện dập lò, duy trì tình trạng an toàn của lò khi dập lò và ngăn chặn sự phát thải các chất phóng xạ. Điển hình các hệ thống thiết bị an toàn cho lò phản ứng hạt nhân lò nước sôi (BWR) gồm 7 hệ, thiết bị có các chức năng riêng biệt đảm bảo an toàn hạt nhân trong các trường hợp sự cố, khẩn cấp xảy ra.

Rò rỉ phóng xạ từ phòng thí nghiệm hạt nhân ở Nhật Bản

Monday, 03/06/2013, 16:02
Rò rỉ phóng xạ từ phòng thí nghiệm hạt nhân ở Nhật Bản
Theo hãng thông tấn AP TOKYO, đã xuất hiện sự rò rỉ phóng xạ trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu nguyên tử ở phía Bắc của Nhật Bản. Sự cố này ảnh hưởng đến 55 người, tuy nhiên họ không phải nhập viện và dự đoán không có những tác động nghiêm trọng bên ngoài cơ sở thí nghiệm này, theo phát biểu của nhân viên điều hành phòng thí nghiệm vào thứ 7, ngày 25/05/2013.

Xây dựng hệ thống giam giữ phóng xạ mới để loại bỏ nhiên liệu tại Fukushima Daiichi 1

Monday, 03/06/2013, 16:02
Xây dựng hệ thống giam giữ phóng xạ mới để loại bỏ nhiên liệu tại Fukushima Daiichi 1
Một kế hoạch kéo dài 4 năm được đưa ra bởi Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) nhằm xây dựng lại hệ thống giam giữ phóng xạ tại tổ máy Fukushima Daiichi 1, trang bị các thiết bị để loại bỏ nhiên liệu lò phản ứng còn lại sau tai nạn xảy ra vào tháng 03/2011.

Trung Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân - một nguồn năng lượng thay thế và có tiềm năng xuất khẩu

Tuesday, 09/04/2013, 10:24
Trung Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân - một nguồn năng lượng thay thế và có tiềm năng xuất khẩu
Ngày 17/02/2013 vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) mới đầu tiên kể từ sau khi xảy ra tai nạn hạt nhân Fukushima, Nhật Bản ngày 11/3/2011, một tai nạn đã làm dấy lên khắp thế giới vấn đề an toàn của năng lượng hạt nhân. (Anh 2- Vi tri các NMDHN o TQ) Theo báo cáo của United Press International, NMĐHN Hongyanhe gồm 4 lò phản ứng nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, cách cảng Đại liên 68 dặm là pha một của dự án nhiều tỷ đô la. Dự án được bắt đầu từ năm 2007, dự kiến kết thúc vào cuối năm 2015 và có chi phí khoảng 7,96 tỷ USD. Khi đi vào hoạt động, 4 lò phản ứng thuộc pha một của dự án có khả năng cung cấp 30 tỷ KWh điện mỗi năm. Pha hai, khi có thêm 2 lò phản ứng nữa, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016 sẽ cung cấp bổ sung 14 tỷ KWh.

Kinh nghiệm và các kết luận sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima liên quan đến số liệu hạt nhân phóng xạ của CTBTO

Friday, 05/04/2013, 10:39
Kinh nghiệm và các kết luận sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima liên quan đến số liệu hạt nhân phóng xạ của CTBTO
Ông Wolfgang Weiss là một nhà vậy lý, hiện tại là chủ tịch của Ủy ban Khoa học của Liên Hợp Quốc về ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử (UNSCEAR). Nhân dịp 2 năm ngày xảy ra tai nạn hạt nhân Fukushima, ông viết bài “Kinh nghiệm và các kết luận sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima”, nhấn mạnh đến việc quan trắc hoạt độ phóng xạ trong khí quyển trên phạm vi toàn cầu và mong muốn số liệu quan trắc phóng xạ của tổ chức CTBTO sẽ được chia sẻ rộng rãi hơn với các tổ chức quốc tế khác để đem lại lợi ích hơn nữa về mặt khoa học và sử dụng số liệu này trong quá trình xảy ra tai nạn hạt nhân nhằm hỗ trợ công tác ứng phó khẩn cấp và giảm thiểu thiệt hại do tai nạn. Dưới đây là nội dung bài viết của ông Wolfgang.

Hợp tác giữa Tổ chức Khí tượng Quốc tế và Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện

Monday, 01/04/2013, 10:48
Hợp tác giữa Tổ chức Khí tượng Quốc tế và Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện
Hệ thống ứng phó khẩn cấp kết hợp giữa Tổ chức Khí tượng quốc tế (WMO) và Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) được đưa vào vận hành tạm thời từ năm 2008 và đã hoạt động thành công với một cuộc thử nghiệm lớn trong tháng 3 năm 2011, đó là sự kiện tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản. Theo WMO sự kiện tại Nhật Bản tháng 3/2011 là một thảm họa chồng chập, bao gồm một trận động đất rất mạnh, sóng thần tàn phá khủng khiếp, chất phóng xạ lan truyền trong khí quyển và đại dương và ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá đến các hoạt động cứu hộ, làm tăng thêm cảnh cùng quẫn của những người dân tại khu vực này. Quả thật, thực tế cho thấy duy chỉ có Nhật Bản, đất nước có một xã hội được chuẩn bị tốt, rất linh hoạt, bền bỉ khi đối mặt với những hiểm họa tự nhiên mới có thể chống chọi được với thảm kịch trên. Tai nạn hạt nhân tại Nhật Bản đã chứng tỏ sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa hai tổ chức này.