• Nghiên cứu - Phát triển
  • Hoạt động khoa học

Đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu định lượng mức ô nhiễm trong trầm tích biển ở vịnh Hạ Long bằng kỹ thuật hạt nhân”

       Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu định lượng mức độ ô nhiễm trong trầm tích biển ở vịnh Hạ Long bằng kỹ thuật hạt nhân” do kỹ sư Nguyễn Quang Long làm chủ nhiệm, được thực hiện trong thời gian 2 năm (6/2011-6/2013) với tổng kinh phí được cấp 800 triệu đồng.

       Mục tiêu của đề tài là xác định tốc độ bồi lắng đáy vịnh Hạ Long và thông qua các phép phân tích định lượng thành phần hóa học, chủ yếu là kim loại năng, thành phần dinh dưỡng và  tổng hữu cơ trong các lớp trầm tích đáy  tìm hiểu lịch sử phát sinh ô nhiễm trong vùng vịnh.

       Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra các kết luận chủ yếu sau đây:

       - Tốc độ bồi lắng đáy vịnh Hạ Long thay đổi từ 0,27 đến 1,25 cm/năm;

       - Hàm lượng các kim loại nặng (KLN) trong trầm tích hầu như không thay đổi theo chiều sâu. Có thể các KLN trong trầm tích đều có nguồn gốc từ tự nhiên, tức là từ đất-đá vỏ trái đất. Hàm lượng KLN trong trầm tích  thấp, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 43/2012/BTNMT về chất lượng trầm tích;

       - Phép phân tích nhân tố chính bằng chương trình SPSS cho thấy các thành phần hóa học trong trầm tích vinh Hạ Long phân thành bốn nhóm: Nhóm thứ nhất có các nguồn gốc nhân sinh do các hoạt động nuôi trồng thủy sản, nước thải sịnh hoạt chưa qua xử lý đổ thẳng ra vịnh. Nhóm thứ hai có nguồn gốc tự nhiên nhưng có tính hấp thụ kém, gồm hầu hết các KLN, trừ As và Cu. Nhóm thứ ba là KLN có tính hấp thụ tương đối cao, bao gồm cả As và Cu. Nhóm thứ tư là Fe;

       - Hàm lượng tổng hữu cơ (TOC) trong trầm tích đang ở gần kề với mức cận trên (PEL), tức là mức có thể gây độc hại cho hệ sinh thái với xác xuất cao.

       Đề tài đã nghiệm thu tháng 9/2013.

Nguồn tin từ Phòng Kế hoạch và hợp tác quốc tế

Thông báo

Khách online: 0

Lượt truy cập: 37668