- Nghiên cứu - Phát triển
- Hoạt động khoa học
Kết quả thực hiện ĐTCS năm 2013 "Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích nhiên liệu và kích thước của hạt Triso trong thiết kế thanh, bó nhiên liệu lò phản ứng PWR sử dụng nhiên liệu bọc gốm"
Đề tài nghiên cứu KHCN cấp cơ sở năm 2013: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích nhiên liệu và kích thước của hạt Triso trong thiết kế thanh, bó nhiên liệu lò phản ứng PWR sử dụng nhiên liệu bọc gốm” do ThS. Hoàng Văn Khánh làm chủ nhiệm với tổng kinh phí được cấp là 50 triệu đồng.
Mục tiêu của đề tài là bước đầu ứng dụng TRISO và FCM trong thiết kế vật lý sơ bộ cho thanh, bó nhiên liệu lò phản ứng PWR. Đề tài đã triển khai thực hiện các nội dung chính như sau:
- Tổng quan về sử dụng hạt nhiên liệu TRISO và nhiên liệu bọc gốm trong thiết kế nhiên liệu cho lò phản ứng PWR
- Mô hình hóa thanh, bó nhiên liệu lò phản ứng PWR sử dụng nhiên liệu bọc gốm
- Phân tích ảnh hưởng tỷ lệ thể tích nhiên liệu tới hệ số nhân hiệu dụng của thanh, bó nhiên liệu lò phản ứng PWR sử dụng nhiên liệu bọc gốm
- Phân tích ảnh hưởng kích thước hạt nhiên liệu TRISO tới hệ số nhân hiệu dụng của thanh, bó nhiên liệu lò phản ứng PWR sử dụng nhiên liệu bọc gốm.
Trong đề tài này nhóm tác giả đã khảo sát được một số đặc trưng vật lý của thanh, bó nhiên liệu lò phản ứng VVER-1000 sử dụng nhiên liệu FCM. Nhóm tác giả đã xây dựng mô hình ô mạng phân tích định chuẩn, đánh giá thời gian chu trình nhiên liệu, hệ số độ phản ứng; đồng thời cũng phân tích và đánh giá đặc trưng vật lý vùng hoạt. Các kết quả cũng cho thấy khi hệ số thể tích bằng 45% thì hệ số nhân nơtron của bó nhiên liệu với thiết kế FCM có giá trị lớn hơn hẳn so với thiết kế cổ điển. Khi bán kính hạt nhiên liệu TRISO tăng lên, hệ số nhân nơtron hiệu dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên tăng không đáng kể khi bán kính hạt nhiên liệu ≥450µm. Sản phẩm chính của đề tài là bài báo tham dự Hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ X (6/2013).
Nguồn tin: Phòng KH&HTQT cung cấp