• Nghiên cứu - Phát triển
  • Hoạt động khoa học

Kết quả thực hiện ĐTCS năm 2015: “Nghiên cứu vai trò của hệ tích nước cao áp trong sự cố LBLOCA và SBO cho lò VVER-1000/V392 bằng chương trình MELCOR”

       Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở: “Nghiên cứu vai trò của hệ tích nước cao áp trong sự cố LBLOCA và SBO cho lò VVER-1000/V392 bằng chương trình MELCOR” do KS. Bùi Thị Hoa làm chủ nhiệm được ký hợp đồng thực hiện trong năm 2015 với tổng kinh phí là 45 triệu đồng. Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá khả năng đáp ứng của các hệ thống thuỷ lực HA1 và HA2 trong tiến trình sự cố LB LOCA và SBO của lò phản ứng VVER-1000/V392. Để đạt được mục tiêu như trên, nhóm thực hiện đề tài đã đặt ra các nội dung cần thực hiện như sau:

  • Nghiên cứu tìm hiểu diễn biến sự cố LB LOCA đối với lò VVER/V392

  • Xây dựng input MELCOR cho VVER-1000/V392

    • Tìm hiểu một số các đặc trưng mô hình hoá thùng lò và bình sinh hơi của VVER-1000/V392

    • Các thông số độ nhạy cho lò VVER-1000/V392

    • Xử lý dữ liệu đầu vào cho chương trình MELCOR

    • Mô hình hoá hệ thống làm mát lò VVER-1000/V392 bằng chương trình MELCOR

  • Tính toán và phân tích quá trình sự cố nặng cho VVER-1000/V392

    • Tính toán cho lò VVER-1000/V392 trong điều kiện dừng bằng MELCOR

    • Mô phỏng tính toán và đánh giá vai trò của hệ cấp nước vùng hoạt khẩn cấp thụ động HA1 và HA2 trong sự cố LBLOCA xảy ra đồng thời với sự cố SBO cho lò VVER-1000/V392 bằng chương trình MELCOR

       Sau 12 tháng triển khai thực hiện, với sự tham gia của 03 cán bộ thuộc Trung tâm An toàn hạt nhân (KS. Bùi Thị Hoa, ThS. Nguyễn Thị Tú Oanh, KS. Hoàng Tân Hưng), đề tài đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận như:

  • Đã tìm hiểu và trình bày được các quá trình diễn biến sự cố LB LOCA

  • Xây dựng thành công bộ dữ liệu đầu vào MELCOR cho lò VVER-1000/V392

  • Đã tính toán và phân tích được quá trình sự cố nặng cho lò VVER-1000/V392 bằng chương trình MELCOR

       Các kết quả thu được từ đề tài đã góp phần làm rõ khả năng đáp ứng của hệ thống an toàn HA1 và HA2 trong thiết kế của lò VVER-1000/V392 để duy trì tính toàn vẹn của thùng lò phản ứng trong vòng 24 giờ trong một kịch bản vỡ đôi chân lạnh xảy ra đồng thời với SBO – một trong các kịch bản bảo thủ nhất có nguy cơ cao gây ra các hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và môi trường. Việc nghiên cứu quá trình sự cố, dự đoán thời điểm nóng chảy vùng hoạt, thời điểm nóng chảy đáy thùng lò phản ứng và lượng H2 sinh ra trong thùng lò là vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả của sự cố nặng. Các nội dung đã nghiên cứu của đề tài là một trong những bước đầu tiên của chuỗi công việc nghiên cứu về an toàn cho nhà máy điện hạt nhân.

       Kết quả của đề tài đã được báo cáo tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 8/2015 và đề tài cũng đã có 01 bài báo được đăng tải trên tạp chí Nuclear Science and Technology.

       Đề tài đã hoàn thành mục tiêu và nội dung đề ra và đã được Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thanh lý hợp đồng ngày 30/6/2016.

Thông báo

Khách online: 0

Lượt truy cập: 62624