• Tin tức
  • Tin tổng hợp

Sử dụng dữ liệu kiểm chứng của CTBT cho cảnh báo sớm sóng thần

Sau thảm họa sóng thần khủng khiếp gây ra bởi trận động đất ngoài khơi bờ biển Sumatra, Indonesia, ngày 26 Tháng 12 năm 2004, lần đầu tiên các thành viên của tổ chức CTBTO cho phép sử dụng các dữ liệu kiểm chứng Hiệp ước CTBT cho các mục đích giảm nhẹ thiên tai.

     Tháng 3/2005, trên cơ sở hợp tác với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) của Liên hợp quốc, tổ chức CTBTO đã bắt đầu thử nghiệm công tác cung cấp liên tục các dữ liệu thời gian thực cho 4 bốn trung tâm cảnh báo sóng thần ở Úc, Hawaii, Nhật Bản và Malaysia. Giai đoạn thử nghiệm kéo dài 20 tháng và đã chứng tỏ rất thành công. Bởi vì thời gian là là yếu tố vô cùng quan trọng khi cảnh báo cho dân chúng ở các vùng ven biển về một trận sóng thần có thể sảy ra, nên tốc độ truyền tín hiệu  đến các trung tâm cảnh báo sóng thần có ý nghĩa rất lớn. Quá trình thử nghiệm trên cho thấy  thời gian chuyển dữ liệu của các trạm quan trắc của CTBTO nhanh hơn so với các mạng lưới quan trắc khác.

     Ông Patricio Bernal, cựu Phó Tổng Giám đốc UNESCO và là thư ký điều hành của Ủy ban Hải dương học liên chính phủ, xác nhận tính hữu dụng của dữ liệu quan trắc của CTBTO. Nói về đợt thử nghiệm được thực hiện trong năm 2005, ông Bernal cho biết dữ liệu dạng sóng của mạng quan trắc quốc tế của CTBTO có độ trễ khoảng 30 giây, trong khi dữ liệu từ các mạng quan trắc khác có độ trễ trung bình từ 100 đến 180 giây

     Với sự thành công của đợt  thử nghiệm tháng 3 năm 2005, CTBTO đã bắt đầu chính thức xem xét thảo luận các bản thỏa thuận cảnh báo sóng thần với một số quốc gia thành viên. Nhật Bản là nước đầu tiên chính thức hóa bản thảo thuận với tổ chức CTBTO về cảnh báo sóng thần vào ngày 11 tháng 8 năm 2008, tiếp theo là Australia, Philippines, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan

     Trong khi ký bản thỏa thuận cảnh báo sóng thần thay mặt cho Chính phủ Nhật Bản, cựu Đại sứ Yukiya Amano, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), cho biếtNhật Bản đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các trận sóng thần trong quá khứ và Nhật Bản không muốn điều đó xảy ra với các nước khác. Bản thỏa thuận này cho phép Trung tâm thông tin sóng thần Tây Bắc Thái Bình Dương tại Nhật Bản cung cấp cho các nước thành viên ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương các thông tin chính xác hơn và kịp thời hơn, và tin tưởng rằng các dữ liệu sẽ giúp cứu sống nhiều người trong trường hợp sóng thần.

     CTBTO hiện đang đóng góp dữ liệu từ gần 40 trạm quan trắc của mình cho các trung tâm cảnh báo sóng thần quốc gia và khu vực tại Australia, Philippines, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan, Nhật Bản và Malaysia. Các dữ liệu này có thể tăng cường năng lực của các trung tâm trong công tác xác định các trận động đất có thể tạo ra sóng thần và cung cấp tín hiệu cảnh báo nhanh hơn đến các khu vực có thể sóng thần ảnh hưởng đến, làm giảm thiệt hại về người và tài sản.

Nguồn: trang web của Tổ chức CTBTO (http://www.ctbto.org)

Trung tâm dữ liệu quốc gia cho Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện,

Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân 

Thông báo

Khách online: 0

Lượt truy cập: 37453