• Tin tức
  • Tin tổng hợp

Tổng hợp dữ liệu được ghi nhận bởi hệ thống mạng quan trắc của Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO)

Ngày 03 tháng 09 năm 2017, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất tại bãi thử vũ khí hạt nhân Punggye-ri, cách thành phố Kilju khoảng 50 km về phía Tây Bắc.

       Từ những dữ liệu địa chấn được ghi nhận bởi hệ thống mạng quan trắc của CTBTO, vào hồi 03:30 giờ UTC (giờ quốc tế) ngày 03/09/2017 cho thấy CHDCND Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân tại Punggye-ri, tỉnh Kilju. Dữ liệu địa chấn được ghi tại thời điểm xảy ra vụ thử hạt nhân đã được các trạm quan trắc chính (SEL1) và các trạm quan trắc địa chấn (SEL2) thuộc Trung tâm dữ liệu quốc tế (IDC) CTBTO ghi nhận. Địa điểm phát hiện sự kiện địa chấn được tính toán tại toạ độ 41.3256 vĩ độ Bắc, 129.0760 kinh độ Đông, độ chính xác ± 14.1 km (624km2) với cường độ sóng mạnh 5.8 độ Richter.

Hình 1: Vị trí các trạm chính (SEL1) và các trạm địa chấn (SEL2) của CTBTO trên toàn thế giới – chấm đỏ là vị trí phát hiện sự kiện địa chấn của CHDCND Triều Tiên

       Ước tính về vị trí vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên ngày 03-09-2017 tương đối chính xác khi so sánh kết quả dữ liệu thu thập được từ các trạm quan trắc chính (SEL1) và các trạm địa chấn (SEL2) cùng với kết quả thu thập dữ liệu về cường độ sóng mạnh khoảng 5.9 độ Richter.

Hình 2: Dữ liệu địa chấn được các trạm quan trắc địa chấn của CTBTO trong khu vực ghi nhận được tại thời điểm xảy ra sự kiện ngày 03-09-2017

 

       Cùng ngày, các trạm quan trắc của CTBTO tiếp tục ghi nhận được sự kiện địa chấn thứ 2, diễn ra 8 phút sau sự kiện địa chấn đầu tiên, với cường độ 6.07 độ Richter.

Hình 3: Khoảng cách từ cú sốc của vụ thử hạt nhân lần 6 của CHDCND Triều Tiên với sự kiện địa chấn sau đó 8 phút .

Hình 4: Hình ảnh địa lý bán kính các vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên các năm 2006, 2009, 2013, 01-2016 và sự kiện ngày 03-09-2017 (SEL1-2017)

Hình 5: Lịch sử các sự kiện địa chấn khu vực lãnh thổ CHDCND Triều Tiên (2000-2017)

Vài ngày sau, các máy quan trắc không khí đã bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu của những đồng vị phóng xạ trong khí quyển. Sau hai tuần, một trạm đo nuclit phóng xạ ở Yellowknife, Canada nằm trong hướng gió thổi từ địa điểm thử nghiệm của Triều Tiên phát hiện Xe-133 trong không khí. Đây là sản phẩm phóng xạ sinh ra từ quá trình phân hạch hạt nhân. Những dữ liệu này ngay lập tức được Trung tâm Dữ liệu Quốc tế (IDC-CTBTO) xác nhận đây là kết quả từ một vụ thử hạt nhân. Các dữ liệu, kết quả từ vụ thử hạt nhân đã được khẳng định sớm và CHDCND Triều Tiên cũng không hề giấu diếm những vụ thử hạt nhân của mình. Nước này nhanh chóng tuyên bố thử nghiệm thành công.

Thống kê từ những sự kiện địa chấn vào tháng 5/2009, tháng 2/2013, tháng 1/2016, tháng 9/2016 và mới đây nhất là ngày 03/09/2017 cho thấy: các vụ nổ sau luôn mạnh hơn các vụ nổ trước đó. Và trong lần thử nghiệm thứ 6, CTBTO ước tính đây là vụ thử hạt nhân lớn nhất của Triều Tiên, tạo ra sự kiện địa chấn mạnh đến 5.9 độ Richter, với khối lượng chất nổ tương đương 20.000 – 30.000 tấn TNT.

Bảng 1: So sánh sự kiện ngày 03-09-2017 với 5 vụ thử hạt nhân trước đó của CHDCND Triều Tiên

Ngày tháng năm xảy ra vụ thử hạt nhân

Cường độ sóng địa chấn ( độ richter)

Tổng số trạm quan trắc ghi nhận được dữ liệu địa chấn

Diện tích xảy ra địa chấn

(Chu vi × bán kính)

09-10-2006

4.08

22

20.6 km x 13.6 km (880 km2)

25-05-2009

4.51

61

9.6 km x 8.8 km (265 km2)

12-02-2013

4.92

96

8.1 km x 7.1 km (181 km2)

06-01-2016

4.82

102

8.4 km x 7.3 km (193 km2)

09-09-2016

5.1

97

7.6 km x 6.4 km (153 km2)

03-09-2017

5.9

49

11.4 km x 9.7 km (347 km2)

       Kết quả so sánh các tín hiệu địa chấn trong 6 lần CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân từ năm 2006 đến năm 2017 được biểu diễn trên hình 6.

 

Hình 6: Điểm tương đồng của tín hiệu địa chấn cho tất cả các vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên

       Trên đây là sự kiện địa chấn xảy ra tại bãi thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trong năm 2017 được Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) ghi nhận và được nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân nghiên cứu phân tích.

Trung tâm dữ liệu quốc gia cho Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện 

Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân

Thông báo

Khách online: 0

Lượt truy cập: 37315